[vc_row][vc_column][vc_column_text]Là xã rẻo cao biên giới còn nhiều khó khăn, song bằng nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, Đảng bộ xã Trọng Hoá, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện ngày càng hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh. [/vc_column_text][vc_single_image image=”10799″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Trước đây, bà con luôn có tư tưởng “trông chờ ỷ lại” vào sự trợ cấp của Nhà nước, nhưng những năm gần đây, đồng bào DTTS ở xã Trọng Hóa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm, đã biết tự thân vận động, hăng hái lao động, sản xuất. Với sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Nhà nước, hầu hết đồng bào DTTS ở xã Trọng Hóa đã biết trồng rừng kinh tế, chăn nuôi bò, dê để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Từ trên cao nhìn xuống, những nếp nhà sàn xinh xắn hệt như những nốt nhạc được viết lên “khuông nhạc” của núi rừng. Giữa màu xanh thẫm của rừng già, xanh non của lúa rẫy, sương mù lãng đãng. Tia nắng ngày mới chiếu xuống, màn sương như tan ra thành sợi trong veo.[/vc_column_text][vc_single_image image=”10805″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa Hồ Thị Thoi cho biết, huyện Minh Hóa đã chọn Dộ-Tà Vờng để xây dựng thành bản nông thôn mới kết hợp du lịch cộng đồng. Ở bản bây giờ, nhà này nối nhà kia theo từng cụm, lối đi trong bản là những vườn cây, hoa trái với sắc xanh dịu mát. Bà con người Mày ở đây luôn tâm niệm, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng vẻ đẹp cho bản làng của họ, nếu không ngăn nắp, sạch sẽ thì có lỗi với Giàng.[/vc_column_text][vc_single_image image=”10806″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Vì thế, hằng tuần, người dân trong bản lại tổ chức làm vệ sinh, nhắc nhở nhau làm sạch đẹp thêm cho bản làng. Từ sự hỗ trợ của chính quyền và quá trình học hỏi từ các tỉnh miền núi phía bắc, Chi hội Nông dân bản Dộ-Tà Vờng thử nghiệm thành công mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang, mở ra hướng sản xuất mới, không chỉ giúp bảo đảm nguồn lương thực nhờ tận dụng được những thửa đất hoang ven suối, mùa vàng trên ruộng bậc thang mà còn tạo ra cảnh quan đẹp cho bản làng giữa màu xanh điệp trùng của núi rừng Trường Sơn.[/vc_column_text][vc_single_image image=”10807″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Có thể nói, việc phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm đa dạng hóa, bổ sung dịch vụ cho các sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình; đồng thời góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân ở các vùng còn khó khăn nhưng có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ giữa núi rừng Trường Sơn.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]