Toàn bộ hệ thống hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng đều do bà Deb Limbert trực tiếp khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ. Bà không vắng mặt trong bất kỳ một cuộc khám phá nào.

Quảng Bình được thế giới biết đến với Phong Nha – kỳ quan đệ nhất động kéo theo hàng triệu lượt du khách đổ về khám phá những bí ẩn của hệ thống hang động nơi đây. Đằng sau hàng trăm hang động mang vẻ đẹp huyền diệu đầy mê hoặc được khám phá lần lượt bởi người dân bản xứ và các chuyên gia hang động hoàng gia Anh, có sự đóng góp rất lớn của một người phụ nữ, bà Deb Limbert (55 tuổi) – phu nhân của người khám phá hang Sơn Đoòng (Howard Limbert).

nguoi phu nu duy nhat ve ban do hang son doong 01Năm 1990, Deb Limbert mới 20 tuổi đã cùng chồng đến Quảng Bình, trong đoàn chuyên gia hang động Hoàng gia Anh để khám phá Phong Nha và hệ thống hang động tại đây. Niềm đam mê hang động, sự thân thiện của người dân địa phương cùng tình yêu của Howard Limbert đã níu giữ trái tim của cô gái đến từ vương quốc Anh. Deb đã theo sát chồng mình đi qua hơn 500 hang động ở Việt nam và thế giới.

Trước khi Sơn Đoòng được khám phá, năm 1994, Hang Én – hang động lớn thứ 3 thế giới chính là thành quả của vợ chồng Limbert và các cộng sự đã bỏ công sức tìm hiểu, khám phá sau những chuyến đi sâu vào rừng Phong Nha – Kẻ Bàng.

Tiếp đến là năm 1997, hang Khe Ry – hang sông dài nhất thế giới – là nơi ghi dấu ấn đậm nét nhất của Deb Limbert bởi đây là nơi người phụ nữ này đặt chân vào đầu tiên. Bà là người đặt ra nghi vấn về một hang động khổng lồ tồn tại dưới lòng đất sau khi quan sát dòng suối chảy ra từ hang Én và hang Khe Ry, gặp nhau rồi biến mất giữa rừng. Sự kiên quyết của người phụ nữ này đã giữ niềm tin cho Howard Limbert quyết tâm khám phá Sơn Đoòng về sau. Điều này đã được chính chuyên gia người Anh xác nhận.

“Có thể nói, bà ấy là người khỏe nhất đoàn chuyên gia hang động Hoàng gia Anh. Tất cả các cuộc khảo sát, khám phá hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng đều có sự tham gia của Deb”, Howard nói về vợ.

Ông cũng cho biết, toàn bộ hệ thống hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng đều do bà Deb trực tiếp khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ. Bà có đủ kỹ năng của chuyên gia hang động, nhưng điểm mạnh lớn nhất là đo đạc, vẽ bản đồ. “Bà ấy là người trực tiếp làm việc với các hãng thông tấn lớn trên thế giới như BBC, CNN, các đoàn làm phim đến từ Hong Kong, Anh, Mỹ và cả tạp chí National Geographic (Mỹ), nơi chúng tôi công bố Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Bà ấy đã có hàng chục lần đi xuyên Sơn Đoòng, nhiều hơn cả tôi”, Howard nói.

“Vua hang động” Hồ Khanh cũng phải ngã mũ thán phục về sức khoẻ, nghị lực và tài năng của Deb Limbert. Người tìm ra Sơn Đoòng cho rằng bà rất giỏi trong việc sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên môn về hang động. “Không thể không nhắc đến công lao của Deb Limbert trong quá trình khám phá, công bố hàng trăm hang động ở Phong Nha. Từng theo chân bà ấy hàng chục cuộc khám phá, tôi thấy hiếm có người phụ nữ nào giống như Deb Limbert”, Hồ Khanh chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng hoa cho Deb Limbert hôm 28/5. Ảnh: Văn Được.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng hoa cho Deb Limbert hôm 28/5. Ảnh: Văn Được.

Tại lễ trao Huân chương Lao động hạng ba của Nhà nước cho Howard Limbert và Hồ Khanh, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình – Nguyễn Hữu Hoài đã không quên nhắc đến công lao của bà Deb Limbert. “Trong quá trình tìm kiếm, khám phá hệ thống hang động ở Phong Nha – Kẻ Bàng, không thể phủ nhận đóng góp của bà Deb Limbert. Chính bà ấy đã góp phần không nhỏ để Sơn Đoòng được khám phá, công bố và trở thành diểm đến hấp dẫn của du khách trên thế giới. Đây là người phụ nữ tuyệt vời đã góp phần tạo nên sự phát triển du lịch của Phong Nha – Kẻ Bàng và của tỉnh Quảng Bình”, ông Hoài nói.

[penci_blockquote style=”style-1″ align=”none” author=””]Sau khi kết hôn được vài năm, Deb Limbert theo chồng khám phá hang động ở Phong Nha, và liên tục ở lại đây trong vòng 25 năm qua. Họ thuê nhà tại thôn Phong Nha (xã sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Hiện Howard và Deb là Giám đốc kỹ thuật của công ty Oxalis chuyên khai thác tuyến du lịch khám phá Sơn Đoòng, hang Én, Tú Làn, phụ trách đào tạo kỹ thuật cho các hướng dẫn viên, nhân viên khuân vác, đảm bảo an toàn cho các chuyến đi. Bà Deb Limbert đã làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho hai vợ chồng để sinh sống, gắn bó lâu dài với vùng Phong Nha. “Deb không muốn nói nhiều về đời tư của chúng tôi mà chỉ có thể nói về những đóng góp của bà ấy trong quá trình khám phá hang động. Bà ấy không thích chụp ảnh nên chúng tôi có rất ít hình ảnh chung với nhau”, Howard nói.[/penci_blockquote]

Để lại bình luận